Học tập - kết nối - chia sẻ

8 điều răn của Seth Godin về Marketing

Trong thế giới của các nhà marketing, Seth Godin là một tên tuổi lớn với nhiều các đóng góp lớn cho nhân loại. Bạn có thể tìm thấy bất cứ cuốn sách nào của ông trên toàn thế giới được viết bằng 35 các thứ tiếng khác nhau. Hoặc chỉ cần gõ “Seth” lên công cụ tìm kiếm Google, blog cá nhân với hàng loạt các kinh nghiệm chia sẻ của ông sẽ được xuất hiện trên top 1 Google.

Chỉ với những điều này, chúng ta đã có thể thấy người đàn ông này biết rất nhiều về Marketing. Và ngay sau đây là 10 điều răn được đúc rút từ những tác phẩm lớn của người đàn ông này, mà bạn có thể áp dụng ngay và hiệu quả:

1. “Muốn thành công, bạn phải khác biệt”

purple-cow

Được đúc kết từ tác phẩm “Purple Cow” (Chú bò đặc biệt), điều răn này nhắc nhở chúng ta rằng, nếu muốn thành công trong Marketing, nếu muốn thu hút sự chú ý của người khác, bạn sẽ cần phải khác biệt.

Để làm được điều này, sản phẩm của bạn phải có gì đó thật sự mới mẻ, và đặc biệt hơn các sản phẩm khác có sẵn trên thị trường. Hoặc đôi khi, bạn chỉ cần giới thiệu sản phẩm đó đến với người tiêu dùng một cách khéo léo hơn, đặc biệt hơn bằng những quảng cáo độc đáo, bắt mắt hoặc hoàn toàn khác biệt.

Bạn có thể thấy lời khuyên này hiện hữu trong một sản phẩm truyền thông: Tai nghe chụp đầu Beats by Dre. Những chiếc tai nghe này của Beats nổi bật vì một thiết kế khác biệt và được sản xuất bởi một huyền thoại âm nhạc: Dre Banks. Những tín đồ âm nhạc của Dre Banks sẽ không thể không chú ý và dùng thử. Chính sự xuất hiện của nhân vật nổi tiếng cùng chất lượng sản phẩm tốt đã khiến cho dòng sản phẩm Beats by Dre trở nên khác biệt và vượt trội.

2. “Tạo khẩu hiệu, khắc sâu tâm trí”

apple-slogan-think-different

Mặc dù mấu chốt thành công của marketing nằm ở giá trị cốt lõi của sản phẩm. Tuy nhiên, Godin vẫn nhấn mạnh rằng khẩu hiệu về sản phẩm của bạn (một tập hợp gồm các từ đơn giản, dễ nhớ, truyền tải một thông điệp nhất định) lại là điều thiết yếu giúp một chiến dịch marketing thành công, bởi nó sẽ giúp giá trị cốt lõi của sản phẩm được truyền đạt đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất.

Một trong số những khẩu hiệu nổi tiếng nhất thế giới là “Just do it” (“Cứ làm đi”) của Nike. Đây là ví dụ tuyệt vời về một khẩu hiệu ngắn gọn, rõ ràng và rất chuẩn xác. Bất kỳ ai nhìn thấy câu này đều ngay lập tức nhớ đến yếu tố quan trọng nhất trong thể thao chính là hành động. Khẩu hiệu của Nike không chỉ thúc đẩy mọi người tiếp tục hành động, mà còn diễn đạt súc tích triết lý thương hiệu của Nike: hành động, nhanh nhẹn, và sự ưu tú trong thể thao.

3. “Xây dựng giá trị thật, hơn là cố tạo ấn tượng”

we-tell-stories-not-liars

Để bán được hàng, các marker thường cố gắng tạo ra ấn tượng đối với người mua về sản phẩm của mình. Đôi khi, để níu kéo khách hàng, các marker này đã đi quá xa so với quy định cho phép, và cung cấp các thông tin không đúng sự thật.

Điều này đã vi phạm nghiêm trọng một yếu tố cần có của người làm Marking: “Tính chân thật”.

Chỉ có giá trị thật sự của sản phẩm mới có thể tạo ra sự thành công cho một doanh nghiệp. Chính vì vậy, công việc của một marketer đó là tìm ra những giá trị thực đó, và xây dựng cách thức truyền đạt đến người dùng để họ ấn tượng nhất với sản phẩm.

Cuối cùng, các marketer cần luôn ghi nhớ rằng, thay vì cố gắng tạo một ấn tượng thật hoàn hảo với người dùng, hãy tập trung vào những giá trị cốt lõi của sản phẩm và sự chân thật của chính bạn.

4. Xây dựng một câu chuyện cho chính thương hiệu của bạn

brand-story

Brand Story – Câu chuyện về thương hiệu là một bức tranh mà bạn vẽ ra cho người dùng của mình về thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn, nhằm mục tiêu giá trị cho sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, khiến cho chúng trở lên có ý nghĩa.

Tuy nhiên, không phải bất cứ câu chuyện nào cũng thành công. Và Seth Godin cho rằng, câu chuyện bạn sắp tạo chắc chắn sẽ nằm trong số thất bại này nếu bạn không đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Đừng bao giờ bịa ra một câu chuyện để lừa dối khách hàng.
  • Hãy xây dựng một câu chuyện dựa trên 2 nguyên liệu chính: sự thật và cảm xúc.
  • Chỉ kể chuyện khi nó có tác dụng cải thiện hình ảnh sản phẩm hoặc hình ảnh thương hiệu.

5. Hãy tích cực hỏi người dùng

ask-customer

Các phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ luôn là những thông tin quý giá, giúp bạn có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của chính mình, đồng thời có khiến cho khách hàng chú ý đến bạn.

Theo Godin, khi bạn lôi kéo người dùng từ thế bị động thành chủ động tham gia mua hàng, nhiều khả năng khách hàng sẽ chú ý đến thông điệp marketing của bạn hơn. Chính vì thế, thay vì yêu cầu họ bỏ tiền mua một sản phẩm hay dịch vụ, hãy hỏi về sự quan tâm của họ và tìm hiểu chúng. Nếu như họ đáp lại câu hỏi của bạn, như vậy là họ đã đồng ý tiếp nhận điều bạn muốn nói.

Bạn có thể có được nhiều những phản hồi từ nhóm người dùng: reviewer hoặc đại lý bán hàng. Đây là những nhóm khách hàng tiếp xúc nhiều và trực tiếp với sản phẩm của bạn, ghi nhận được nhiều phản hồi của người dùng. Họ cũng có thể đưa ra được những đánh giá chính xác để cải thiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ.

6. Niềm tin sẽ làm nên tất cả!

build-enough-trust-with-your-customers

Thật vậy, nếu bạn có thể tạo dựng và củng cố lòng tin đối với khách hàng của bạn, bạn đang gây dựng được những lợi thế tốt nhất cho công ty, khi biến khách hàng trở thành những người bạn trung thành của mình. Không chỉ sử dụng sản phẩm của bạn, nếu họ tin tưởng và thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp, họ có thể giới thiệu người xung quanh cùng sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Godin cũng cho rằng khi người tiêu dùng xem một công ty là bạn hơn là người lạ, khả năng họ tiếp tục gắn bó với công ty sẽ cao hơn. Cũng có thể người khách này sẽ tuyên truyền về sản phẩm và mang đến những khách hàng mới mà công ty không phải tốn thêm chi phí marketing.

7. Xây dựng các mối quan hệ theo nhóm thay vì từng cá nhân riêng lẻ

seth-godin-tribes

Chúng ta đều biết rằng, việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng là công việc cần thiết để có thể chăm sóc khách hàng và chốt sale được tốt nhất. Tuy nhiên, Godin vẫn khuyên bạn cần kết hợp song song giữa việc cá nhân hóa và gộp nhóm người dùng để gia tăng hiệu quả marketing.

Được gộp lại từ các thành viên có cùng tư duy, cùng cảm nhận, các nhóm – những cộng đồng thu nhỏ sẽ giúp cho khách hàng của bạn có thể liên lạc và gắn kết với nhau hơn. Những khách hàng khác sẽ tự động tương tác với những khách hàng khác, giúp bạn không cần mất quá nhiều công sức để có thể tương tác được với cả một cộng đồng thu nhỏ.

Lấy ví dụ về những thành viên của các nhóm trên Facebook. Những nhóm này có một chủ đề chung và mỗi thành viên được phép chia sẻ nội dung liên quan. Mặc dù thường không có những buổi họp mặt thực tế, nhưng thành viên trong những nhóm này thường có sự gắn kết xã hội với nhau. Và nếu bạn tìm được cách tương tác được với những nhóm này, bạn sẽ là người chiến thắng.

8. Ứng dụng công nghệ vào marketing

marketing-technicals

 

Trong cuốn Tribes, Godin đã khẳng định rằng tất cả các công nghệ mới đều được làm ra để kết nối cộng đồng và khuyếch đại hiệu quả công việc. Các nhà Marketing hiện đại không chỉ cần kiến thức và một tư duy marketing sắc sảo, mà họ còn cần đến một nền tảng công nghệ để hỗ trợ họ làm việc thật hiệu quả.

Facebook, Instagram hay Twitter, bất kể đó là công nghệ gì hay có chức năng như thế nào, chỉ cần người dùng bạn đang sử dụng chúng, bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc marketing của mình.

Một điều bạn cần lưu ý khi bắt đầu với bất cứ công cụ nào, hãy nhanh chóng nắm lấy các tính năng, đặc điểm và sự khác biệt của chúng, đồng thời theo dõi và đánh giá các hành vi xã hội đặc thù của người dùng trên những công cụ này.

Ví dụ, hành vi của người dùng trên Twitter sẽ khác hoàn toàn so với người dùng trên Facebook. Vì sao? Vì Twitter thiên về việc chia sẻ nhanh các đoạn văn bản ngắn, hoặc các đường dẫn trang web. Trong khi đó, Facebook cung cấp khả năng giải thích mọi thứ chi tiết hơn, dẫn đến việc hiểu sâu hơn và kết nối rộng hơn. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng người dùng Twitter có thể thông minh hơn Facebook, vì họ truyền tải và hiểu được nội dung trong những thông điệp rất ngắn. (do status của Twitter chỉ giới hạn trong 140 ký tự, còn Facebook thì không)