Cuộc chiến về thứ hạng trên Google vẫn diễn ra hàng ngày dù bạn có quan tâm hay không thì thực tế đó vẫn không bao giờ thay đổi. Khi website của bạn bạn vượt lên dẫn trước, người phía sau sẽ cố gắng tìm mọi cách để đưa trang web của họ vượt lên trước bạn và rất nhiều người phía sau nữa sẽ cố gắng vượt lên trước người đó.
Để chiến thắng trong cuộc chiến thứ hạng những chuyên gia quản trị web luôn tìm cách tối ưu hóa trang web để duy trì, để vượt trội hơn website của người khác. Mỗi người có mỗi cách làm khác nhau, không đúng không sai.. chỉ là cách bạn lựa chọn.
Những phương pháp SEO dưới đây có thể giúp bạn phần nào đó trong cuộc chiến thứ hạng đầy thách thức này.
101+ công việc cần làm khi muốn đưa website lên TOP Google
1. Nghiên cứu và chọn lựa từ khóa
Rất nhiều người làm SEO hay nhà đầu tư SEO khi nghĩ đến việc SEO trang web đều chỉ nghĩ đơn giản là tôi muốn lên TOP từ khóa này, từ khóa kia.. đây là cách nghĩ sai lầm về SEO. Nếu bạn chỉ muốn đứng TOP với 1 số từ khóa cho oai, bạn có thể chọn Google Adwords, còn khi làm SEO cho trang web, bạn không thể chỉ sống bằng một vài từ khóa như vậy.
Đối với tôi đây là công việc khó và quan trọng bậc nhất khi làm SEO. Bởi nếu bạn chọn sai từ khóa, chiến dịch SEO của bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn chọn thiếu từ khoá sẽ ảnh hưởng đến quá trình tối ưu trang web trong tương lai và tất nhiên khi thực hiện SEO cũng gặp khó khăn. Chọn lọc đúng và đủ các từ khóa, các nhóm từ khóa sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi người dùng và từ đó bạn có thể dễ dàng xây dựng nội dung, xây dựng cấu trúc website và các chức năng để phục vụ cho người dùng khi truy cập website của bạn.
Hãy dành thật nhiều thời gian để nghiên cứu và liệt kê thật nhiều từ khóa liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của bạn. Sau đó chọn lọc và đưa ra quy trình SEO cho từng nhóm từ khóa đó. Từ khóa dễ SEO trước, từ khóa khó SEO sau. Có kế hoạch bao giờ cũng tốt hơn.
2. Tối ưu cấu trúc web
Sau khi đã có bộ từ khóa, bạn cần tối ưu lại cấu trúc website để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và giúp cho Google Spider dễ dàng thu thập dữ liệu trên website của bạn hơn.
Cấu trúc website là cấu trúc thư mục, bài viết trên trang web của bạn. Bạn sắp xếp khoa học phù hợp với từng nhóm từ khóa đã nghiên cứu và xây dựng các tính năng giúp người dùng dễ dàng tra cứu và tìm kiếm thông tin trên website, điều này sẽ giúp người dùng ở lại trên website của bạn lâu hơn, xem nhiều bài viết hơn và tất nhiên website của bạn sẽ được hưởng lợi từ điều này bởi Google thích những trang web như thế.
Ví dụ 1 dạng cấu trúc cho website cho 1 công ty bán tour du lịch trong nước dành cho người Việt.
Bạn có thể phân chia danh mục thành Khu vực Bắc, Trung Nam. Trong khu vực Miền Bắc sẽ có các Địa danh du lịch từng tỉnh thành ở phía Bắc (như du lịch Sapa, Du Lịch Ninh Bình…) Trong mỗi chuyên mục nhỏ du lịch Sapa sẽ có danh sách các chương trình du lịch chính là các bài viết con thuộc danh mục du lịch Sapa đó. Các danh mục khác cũng làm tương tự như vậy.
Bạn có thể làm thêm mục tin tức hoặc Blog để chia sẻ kinh nghiệm du lịch và chuyên mục này sẽ tập trung SEO các từ khóa hỏi đáp, khách hàng khi đi du lịch sẽ tra cứu rất nhiều thông tin về điểm đến, ẩm thực, khách sạn, danh thắng tại địa điểm mình du lịch.. sau khi thu hút được lượng traffic từ những truy vấn này bạn sử dụng các liên kết nội bộ để giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp để chốt Sales. Và đây là 1 phần công việc của quá trình tối ưu cấu trúc website. Tất nhiên điều này cũng có lợi cho trang web của bạn.
3. Lập kế hoạch biên tập nội dung cho website
Khi đã có cấu trúc website và bộ từ khóa lúc này bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm của người dùng, đây là lúc bạn cần thiết lập kế hoạch xây dựng nội dung. Bằng việc phân chia các chủ đề phù hợp cho từng nhóm từ khóa, bạn sẽ cung cấp thông tin cho độc giả thông qua các bài viết tương ứng.
Thay vì viết không theo kế hoạch, bạn cần có 1 kế hoạch rõ ràng.. mỗi ngày viết bao nhiêu bài? Bạn sẽ tập trung vào chủ đề nào trước, chủ đề nào sau? Bạn cần chuẩn bị bài viết sản phẩm, dịch vụ trước hay sẽ viết tin trước? Sau khi hoàn thiện nội dung cố định trên web bạn sẽ có bao nhiêu chủ đề hấp dẫn để quảng bá và thu hút độc giả đến với trang web của bạn?
Nếu chưa thực sự có kế hoạch biên tập nội dung tối thiểu cho 1 tháng, bạn cần xem xét lại kế hoạch hay quy trình SEO của mình. Bởi rất khó thành công khi ta không có một kế hoạch cụ thể. Thêm nữa việc thiết lập kế hoạch nội dung sẽ giúp bạn lượng hóa được số lượng bài viết và kèm theo đó là chi phí cũng như nguồn lực để thực hiện quá trình SEO của mình.
4. Tối ưu tính khả dụng của website
Khi trang web đã chính thức hoạt động, bạn cần kiểm tra lại tổng thể xem trong quá trình vận hành có phát sinh lỗi lầm gì không? Giao diện trên điện thoại có mượt mà không? Đừng ngại khi kiểm tra những chi tiết nhỏ như font chữ, màu chữ, hình ảnh… và nhớ kiểm tra cả tốc độ Load trang xem có nhanh không? Bạn biết đấy, người dùng sẽ thoát khỏi trang web nếu phải đợi chờ quá lâu. Quan trọng nhất là kiểm tra xem sever, hosting có chặn Bots Google không? Bởi nếu chặn Bots Google thì trang web của bạn sẽ không được xếp hạng. Hoặc nếu Sever, hosting hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google do hoạt động không ổn định sẽ khiến Website của bạn không được Google đánh giá cao và tất nhiên sẽ rất khó để có thứ hạng tốt.
5. Cài đặt Google Webmaster Tools (Search Consoles) & Google Analytics
Công việc này chỉ mất vài phút nhưng sẽ giúp bạn có thêm trợ thủ đắc lực để phân tích và đo lường hiệu quả của chiến dịch SEO cũng như hiểu rõ hơn tâm lý và hành vi của người dùng khi truy cập website của bạn.
Bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt bằng các hướng dẫn trên Google. Có rất nhiều bài viết liên quan tới chủ đề này và bạn có thể tự làm. Việc cài đặt thực sự rất đơn giản. Vì thế đừng bỏ qua công việc này.
6.Xây dựng liên kết (Link Building)
Một trong những công việc không thể thiếu của quá trình SEO website chính là Link Building. Sau khi đã nghiên cứu từ khóa, tối ưu cấu trúc và xây dựng nội dung, người làm SEO bắt đầu quảng bá nội dung đó đến những cộng đồng, diễn đàn phù hợp. Tại mỗi bài viết giới thiệu dịch vụ, sản phẩm hay chia sẻ các thông tin liên quan sẽ có những liên kết quay trở lại website chính. Và mỗi liên kết này giống như mỗi phiếu bầu để website lên TOP. Càng nhiều phiếu bầu (Backlink) website càng nhận được nhiều tín hiệu xếp hạng tốt hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều người làm SEO liên tục Spam và sử dụng số lượng lớn liên kết đổ về website nhằm mục tiêu tăng hạng một cách nhanh chóng. Và tất nhiên Google đã có những thuật toán để giảm hạng hoặc phạt các trang web cố tình thực hiện những thủ thuật không đúng với chính sách, quy định của Google. Chính vì thế nhà đầu tư SEO cần tìm hiểu kỹ phương pháp Link Building cũng như các thuật toán liên quan tới việc xây dựng liên kết để có những chiến lược phù hợp hơn.
Về chiến lược xây dựng liên kết cũng như các cách thức để xây dựng liên kết tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn ở các phần phía dưới khi bài viết này đủ Share đến lượng thông tin đó.
7. Tính toán chi phí dự án
Mọi dự án đều cần có sự tính toán về chi phí đầu tư và tôi tin rằng SEO cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên không nhiều nhà đầu tư SEO biết rằng khi làm SEO cũng có thể tính toán được chi phí dự án.
Để tính toán chi phí dự án SEO có nhiều phương pháp khác nhau. Tại bài viết này tôi chia sẻ với các bạn cách tính chi phí dựa trên khối lượng công việc và tổng thời gian đầu tư cho chiến dịch SEO.
Ví dụ: Người làm SEO sẽ tính toán được số lượng bài viết cần biên tập để hỗ trợ cho dự án SEO của mình. Từ đây nhà đầu tư SEO sẽ tính toán được chi phí dựa trên giá cho 1 bài viết. Tương tự như vậy khi xây dựng liên kết hay mua Domain, Hosting, chi phí xây dựng các website vệ tinh.. chi phí mua phần mềm hỗ trợ hay thậm chí có cả chi phí tư vấn của chuyên gia. Đây là cách tính dựa trên khối lượng công việc, phù hợp với chính sách outsource.
Ngược lại nếu bạn muốn tính chi phí khi có team Inhouse, bạn có thể dựa trên số lượng bài viết trong 1 ngày của 1 nhân sự để tính ra thời gian nhân sự đó hoàn thành lượng bài viết cần thiết. Dựa trên lương cơ bản/tháng nhà đầu tư SEO sẽ tính toán được chi phí cần đầu tư khi làm nội dung. Tương tự như vậy bạn sẽ tính được chi phí khi làm Link Building và các chi phí khác.
Không dễ để tính toán chi phí dự án SEO, tuy nhiên thực hiện theo phương pháp trên sẽ giúp bạn phần nào đó. Tôi chúc bạn may mắn và thành công khi tính toán chi phí dự án.