Học tập - kết nối - chia sẻ

Author: namle (page 5 of 6)

Tôi là CEO & Founder của VietMoz, thành lập VietMoz năm 2012. Với hơn 13 năm làm trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, tôi từng là huấn luyện viên SEM/SEO/Facebook của rất nhiều trang web nổi tiếng như báo Vietnamnet, báo Sức khỏe đời sống, Autodaily, CellphoneS, Kidsplaza, Hanoicomputer, Máy tính An Phát, Mercedes-benz Haxaco, TMT Motor, Gotech...

Yêu thương và lợi tha là 2 từ khóa tôi tâm niệm mỗi ngày.

SEO Onpage: Giải phẫu một Page được tối ưu hoàn hảo

Giải phẫu SEO Onpage

Khi nói đến SEO Onpage, chắc rằng bạn đã nghe rất nhiều về định nghĩa, cách tạo dựng thẻ Meta và mật độ từ khóa trong một thời gian dài vừa qua.

Nếu bạn đang tìm kiếm một số chiến lược thực tế để áp dụng cho trang web của bạn vào thời điểm hiện tại, tôi chắc bạn sẽ yêu thích những điều mà tôi xắp viết dưới đây. Đó là những yếu tố kiểm tra đơn giản sẽ mang lại cho bạn nhiều traffic tới nội dung mà bạn đăng tải trên Website của mình. Dưới đây là 14 yếu tố chủ chốt của SEO Onpage được công cụ tìm kiếm (và người sử dụng) yêu thích

1. Tạo liên kết URL thân thiện

URL thân thiện

Bạn muốn URL của page mình ngắn gọn và có chứa những từ khóa phong phú? Google cũng muốn thế. Bạn nên tránh tạo nên các URL xấu, chẳng hạn như lenam.info/p=123. Google cho biêt rằng các URL sẽ được coi trọng và được đánh giá cao nhất bởi 3 đến 5 từ.

Có nhiều quan điểm cho rằng metric này ngày càng trở nên kém quan trọng hơn khi Google ngày càng giỏi hơn trong việc tính toán độ liên quan bằng cách sử dụng các phương pháp tối ưu Off page chẳng hạn như đồng trích dẫn. Nhưng họ vẫn in đậm từ khóa URL trong SERP.

Điều đó khiến tôi nghĩ rằng các URL có chứa những từ khóa liên quan tới từ khóa cần SEO vẫn còn mang lại các ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, trong thời gian qua tôi cũng thử nghiệm bằng cách tạo những URL chỉ chứa những từ khóa mục tiêu của mình. Và vẫn có một sự khác biệt nhỏ, nhưng vẫn rất có ý nghĩa.

2. Từ khóa trong thẻ tiêu đề

Từ khóa trong thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề của bạn là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong SEO Onpage. Nghiên cứu từ SEOmoz cho thấy các trang có tiêu đề mà bắt đầu bằng những từ khóa mục tiêu sẽ được xếp hạng cao hơn so với những tiêu đề có từ khóa đặt ở giữa hoặc cuối.

Thẻ tiêu đề H1

Hầu hết các nền tảng blog (chẳng hạn như WordPress) tự động bổ sung thẻ H1 cho tiêu đề bài viết của bạn. Nhưng có một số chủ đề sẽ ghi đè lên thiết lập này. Hãy kiểm tra code trang web của bạn để chắc chắn rằng tiêu đề của bạn luôn là thẻ H1.

Bạn cần phải kiểm tra lại code của Website để chắc chắn một điều là mỗi trang của bạn chỉ có một thẻ H1, ngoại trừ trường hợp Website của bạn được sử dụng bởi HTML5. Trong trường hợp đó, việc sở hữu nhiều thẻ H1 trên cùng một trang vẫn rất ổn.

Thẻ H2 và H3

Tôi nghĩ rằng bạn nên bao gồm cả từ khóa mục tiêu của mình trong tiêu đề phụ (H2, H3). Điều này sẽ giúp nội dung của bạn dễ đọc hơn và cũng giúp Google Bots thu thập thông tin trên bài viết của bạn dễ dàng hơn.

3. Bổ sung từ khóa mở rộng cho tiêu đề

Bổ sung các từ bổ nghĩa, những từ có liên quan cho hệ thống từ khóa của bạn chẳng hạn như “2013”, “tốt nhất”, “hướng dẫn”, “nhận xét”… điều này có thể giúp bạn tăng thứ hạng cho các từ khóa liên quan, mở rộng.

Đây là thủ thuật tuyệt vời để có thể thu hút được người tìm kiếm những từ khóa dài sử dụng 5 đến 9 từ cho mỗi truy vấn (bạn có thể vào Google Analytics tìm và lên được danh sách từ khóa mở rộng để bổ sung vào hệ thống từ khóa cho mình).

Những từ mang tính bổ nghĩa này chắc chắn rằng tiêu đề này sẽ mang lại nhiều khách truy cập mỗi ngày hơn so với tiêu đề ngắn gọn và mang tính cạnh tranh cao hơn.

4. Nội dung dài cho bài đăng

Nội dung bài viết dài

Trong bài viết về TOP 5 phương pháp SEO 2013 và dự đoán xu hướng SEO 2014 tôi đã chia sẻ với các bạn về tầm quan trọng cũng như sức mạnh của nội dung bài viết trong SEO “càng dài càng mạnh”. Gần đây tôi thấy rằng nội dung càng dài, thứ hạng của nó sẽ được Google xếp càng cao hơn. Nhắm mục tiêu đến ít nhất 1500 từ khi nhắm mục tiêu cho các từ khóa cạnh tranh.

Như một quy luật, tôi chắc chắn rằng tất cả bài viết của tôi luôn cố gắng có khoảng 1000 từ. Nội dung chất lượng và nhiều thông tin sẽ giúp bạn xếp hạng tốt hơn đối với các từ khóa mục tiêu của mình, và mang lại nhiều traffic với những từ khóa liên quan (từ khóa dài) của từ khóa mục tiêu của bạn.

5. Vị trí từ khóa trong nội dung

Từ khóa của bạn nên xuất hiện trong khoảng 100 đến 150 từ đầu tiên của bài viết. Việc đặt từ khóa lên đầu nội dung với mục đích nhấn mạnh với bộ máy tìm kiếm và người dùng một điều rằng nội dung của bạn chủ yếu là về từ khóa đó.

Đây là điều bạn có thể thực hiện một cách tự nhiên. Nhưng rất nhiều tác giả thích việc bắt đầu bài viết của mình sau lời giới thiệu dài dòng… và sử dụng từ khóa của mình lần đầu tiên ở giữa bài viết. Việc thả từ khóa của bạn ở bất kì nơi nào trong 100 từ đầu tiên là một hành động tuyệt vời. Nó giúp đảm bảo rằng Google hiểu về chủ đề trang của bạn tốt hơn và điều đó sẽ giúp bạn ghi thêm điểm cộng trong việc xếp hạng trang web của bạn.

6. Đa dạng hóa nội dung

Văn bản là thứ duy nhất giúp bạn truyền tải, phát tán nội dung của mình. Nếu bạn bổ sung vào nội dung của mình bằng những hình ảnh, video và sơ đồ mang tính chất phân tích, minh họa thì có thể giảm tỉ lệ Bound rate (tỉ lệ bỏ trang), và tăng tỉ lệ Time on site (thời gian trực tuyến trên web) đó là yếu tố quan trọng tác động đến vị trí xếp hạng Google dựa trên các tương tác với người sử dụng.

Thông thường, trong những nội dung mà tôi đăng tải, tôi sử dụng rất nhiều hình ảnh, sơ đồ và ảnh chụp màn hình. Lí do là bởi vì tôi tin chắc rằng những yếu tố này sẽ cải thiện tốt hơn nội dung của tôi. Bổ sung các công cụ đa phương tiện tuyệt vời giúp bạn tăng tín hiệu tương tác với người dùng – tín hiệu được Google chú ý khá nhiều. Ngoài ra, hành động này còn giúp làm tăng giá trị nhận thức cho nội dung của bạn.

7. Rải rác từ khóa LSI

Từ khóa LSI là từ đồng nghĩa Google sử dụng để xác định sự liên quan của trang (và cũng có thể là chất lượng). Tìm các từ khóa LSI bằng cách sử dụng “Searches Related to…” (Tìm kiếm liên quan đến…) trên đầu kết quả tìm kiếm của Google hoặc bằng cách nhập từ khóa của bạn vào Google Keyword Planner.

Tôi không đi sâu vào chi tiết về LSI vì tôi thường viết các nội dung dài. Nội dung dài giúp bạn bao gồm các từ khóa LSI một cách tự nhiên trong bài viết của mình. Nếu bạn muốn chắc chắn 100% rằng mình đang sử dụng từ khóa LSI, hãy tìm kiếm từ khóa của bạn trong Google và di chuyển xuống khu vực “Searches Related to….” (Tìm kiếm liên quan đến….) phía dưới.

Và ném một trong hai thứ đó vào bài viết của bạn.

Nội dung chất lượng: Tôi biết rằng bạn phát ngán khi nghe đến “nội dung chất lượng”. Và trong khi các công cụ tìm kiếm vẫn chưa có thông báo trực tiếp nào xác định chất lượng, nhưng vẫn có rất nhiều phương pháp gián tiếp, đặc biệt là dựa trên các số liệu kinh nghiệm người dùng, chẳng hạn như:

  • Khách truy cập lặp lại.
  • Chrome bookmark.
  • Thời gian trực tuyến trên trang.
  • Thời gian dừng lại (và sau đó lâu hơn trong lần truy cập tiếp theo).

Nói cách khác, đó chính là nội dung tuyệt vời sẽ không làm hại bạn. Vì vậy, không có lí do nào bạn không nên xuất bản các công cụ tuyệt vời.

8. Sử dụng liên kết ngoài (Link Out)

Link Out

Liên kết ngoài với các trang có liên quan là yếu tố thích hợp giúp Google đánh giá chủ đề trang của bạn. Tôi nhận thấy việc bổ sung các liên kết ngoài sẽ giúp tăng thứ hạng page của bạn trong bảng xếp hạng  Google.

Tuy nhiên, đây có thể là sai lầm của công việc SEO Onpage mà mọi người thường xuyên mắc phải. Thông thường tôi sử dụng liên kết ngoài từ 2 đến 4 lần sau khoảng 1000 từ. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất đối với hầu hết các trang web. Nhưng hãy nhớ rằng, các trang web bạn liên kết ngoài phải liên quan tới nội dung bạn đang nói và góp phần bổ xung thêm thông tin cho chủ đề mà bạn đang nói tới.

9.  Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang

Google đang chứng tỏ rằng tốc độ tải trang là tín hiệu quan trọng của tín hiệu xếp hạng SEO. Bạn có thể tăng tốc độ trang web của mình bằng cách nén hình ảnh và chuyển sang hosting nhanh hơn. Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn có tốc độ tải trong vòng 4 giây hoặc ít hơn:

Nếu bạn đang sử dụng mã nguồn WordPress để xây dựng website hoặc Blog thì có rất nhiều plugin tuyệt vời giúp bạn cải thiện tốc độ tải trang, nhưng ưu tiên số 1 bạn nên thực hiện cho trang web của mình để cải thiện tốc độ trang đó chính là chuyển đến các host có dung lượng cao và tốc độ ổn định.

10. Sử dụng các hiệu ứng chia sẻ xã hội

Chia sẻ mạng xã hội

Tối ưu hóa mạng xã hội đang trở thành một phần quan trọng trong thuật toán tìm kiếm. Tôi cho rằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể tăng khả năng lan tỏa nội dung lên đến 700%.

Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng tối ưu hóa mạng xã hội không phải là một phần quan trọng của thuật toán Google. Nhưng chắc chắn một điều rằng điều này sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng của mình. Việc nội dung của bạn được share trên các phương tiện truyền thông xã hội có nghĩa là sẽ có nhiều người tiếp cận và chú ý hơn đến nội dung của bạn, việc này sẽ thúc đẩy khả năng có ai đó cuối cùng sẽ liên kết với bạn.

11. Tỷ lệ khách quay trở lại

Tỉ lệ khách quay trở lại

Tỉ lệ khách truy cập quay trở lại và tỉ lệ nhanh chóng rời khỏi trang web của bạn (Bound Rate) – được các công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá chất lượng trang web. Google có thể sử dụng Google toolbar, trình duyệt Chrome, dữ liệu Google Analytics để xác định tỷ lệ trở lại trang. Để gia tăng tỷ lệ này, hãy bổ sung các liên kết nội bộ, ghi chép hấp dẫn và đầu tư vào việc thiết kế một trang web thân thiện với người dùng.

Có thể tỷ lệ khách quay trở lại chưa phải là số liệu quan trọng nhất chứng minh trải nghiệm người dùng…. nhưng tôi cho rằng nó cũng là một vấn đề rất đáng để chúng ta phải quan tâm. Một trong những cách dễ nhất và mang lại hiệu quả nhất đó chính là giảm tỷ lệ thoát trang và cải thiện thời gian trực tuyến trên web bằng cách bổ sung các liên kết nội bộ trong nội dung của bạn.

Tôi nghĩ rằng, đầu tiên khi mọi người truy cập một page, họ sẽ rất vui vẻ, thích thú cho đến khi họ tìm hiểu sâu về mặt nội dung. Đó là lí do tại sao việc đặt liên kết nội bộ ở đầu bài viết của bạn sẽ có xu hướng được click nhiều hơn…. và giảm được tỉ lệ thoát trang nhiều hơn.

12. Time Onsite (thời gian ở lại trên trang)

Time Onsite

Thời gian ở lại trên trang chỉ đơn giản là đo khoảng thời gian khách truy cập sẽ trực tuyến trên trang web của bạn, trước khi họ click nút back hoặc thoát trang của bạn.

Nếu họ click nút back sau khi tiếp cận trang của bạn, đó là dấu hiệu của trang chất lượng thấp. Bạn có thể cải thiện trung bình thời gian dừng lại bằng cách viết nội dung dài, hấp dẫn có thể giữ chân độc giả. Bằng cách đó – ngay cả khi họ click nút back lại trang kết quả tìm kiếm – thì ít nhất bạn cũng có một một số click sang các bài viết liên quan trên trang web của bạn. Click này cho Google thấy được một điều rằng trang web của bạn đã cung cấp thứ giá trị mà khách truy cập đang tìm kiếm khi họ truy cập vào website của bạn.

13. Liên kết nội bộ:

Liên kết nội bộ

Đối với tôi tạo các liên kết nội bộ trên website là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc tối ưu website thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEO). Nếu bạn muốn xem ví dụ tuyệt vời về phương pháp liên kết nội bộ trên trang của mình, hãy kiểm tra Wikipedia, họ bổ sung các liên kết nội bộ nhiều như thế nào cho mỗi từ khóa trong một bài viết.

Rõ ràng chúng ta có thể thấy, họ nhận được hơn 50 liên kết nội bộ mỗi trang vì họ là Wikipedia. Tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp đơn giản hơn sau đây: “Liên kết đến 3 hoặc 6 bài viết cũ của bạn bất cứ khi nào bạn xuất bản nội dung mới”.

Tham khảo thêm bài viết về liên kết nội bộ mà tôi đã từng viết

14. Tối ưu hóa hình ảnh

Tối ưu hình ảnh

Tôi nhận ra một điều rằng traffic từ việc tìm kiếm hình ảnh khá hạn chế (chuyển đổi thấp, tỷ lệ thoát cao), tuy nhiên việc tối ưu hình ảnh vẫn giúp tôi  có thêm nhiều truy cập và đó là lí do tại sao tôi luôn luôn tối ưu hóa từng hình ảnh của mình xung quanh từ khóa.

Hãy chắc chắn rằng tên tập tin luôn chứa các từ khóa mục tiêu của bạn (ví dụ, on-page-SEO.jpg) và bao gồm từ khóa mục tiêu của mình trong thẻ Alt của hình ảnh.

Một lí do khác bạn nên tối ưu hóa hình ảnh của mình cho SEO vì theo tôi điều này sẽ giúp Google Bot có thêm nhiều con đường để đến với trang web của bạn… và giúp họ xếp hạng trong các tìm kiếm tự nhiên.

Nếu Google thấy hình ảnh với văn bản alt “SEO Onpage”, “SEO Offpage”…. nó sẽ giúp Google nhận ra rằng trang web của bạn là một trang có thông tin về SEO.

Một số bài viết về SEO hình ảnh của tôi có thể bạn quan tâm

Tôi có bỏ sót điều gì không?

Tôi hy vọng thông qua 14 tiêu chí quan trọng trong SEO Onpage mà tôi đã đưa ra sẽ giúp bạn khám phá ra những giá trị cho riêng mình. Và tôi rất muốn lắng nghe về cách bạn lập kế hoạch sử dụng các biện pháp lên chiến lược cho trang web của mình.

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết tối ưu hóa trang web một cách hoàn hảo trên vietmoz.net mà tôi đã post hồi tháng 11 năm 2012

Đừng ngại, bạn hãy comment dưới đây để chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình tới mọi người để cùng phân tích đánh giá nhé!

SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO là gì

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tốc độ phát triển thông tin ngày càng cao, nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng lớn, do vậy việc xuất hiện công cụ tìm kiếm là một nhu cầu tất yếu. Công cụ tìm kiếm – SEO (Search Engine Optimization) là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm(SERP) bao gồm danh sách quảng cáo trả tiền theo click và danh sách kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiếm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có hàng cao trong các nước Đông Nam Á, kéo theo thương mại điện tử phát triển trong đó SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (viết tắt của search engine optimization), là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm ngày càng phát triển và có thể được.

SEO là gì – SEO website là gì?

Hiện trên mạng internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất :

SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông. Theo các chuyên gia tối ưu hóa thường được phân ra:

  • Xây dựng và nâng cao nội dung để thu hút người dùng và giữ chân họ. Thứ bậc của trang sẽ càng lúc càng tăng cao.
  • Xây dựng hệ thống thân thiện với máy tìm kiếm, tạo backlink cũng như những bài viết đề cập đến web trên những trang web khác.
  • Dùng phương pháp như cloaking và spamdexing.

Với một số người thì việc phân biệt này không rõ ràng, vì đối với việc tối ưu hóa máy tìm kiếm thì dùng phương pháp nào cũng như nhau.

Phương pháp tối ưu hóa

Hiện nay, có một số cách thức quan trọng sau để nâng cao hiệu quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Title: Khai báo thẻ title của website là vấn đề quan trọng nhất để các công cụ tìm kiếm hiểu về nội dung của thông tin website. Do đó nên sử dụng tiêu đề ( title) ngắn gọn, xúc tích và không nên khai báo thẻ title quá dài.

Description: Nghĩa là mô tả. Thông thường các website không chú ý tới thẻ description này lắm vì nó không hiện lên trên giao diện web nhưng nó lại được các công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu rõ hơn về nội dung trang web. Khi khai báo Desciption không nên quá dài mà ngắn gọn, xúc tích đúng như tên gọi của nó “Mô Tả”

URL: Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt (%, $, ~, …) trong URl của website. Việc này làm các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết và thu thập thông tin của các máy tìm kiếm.

Dung lượng: Dung lượng của website không được nặng quá, website càng nhẹ (dưới 100KB) sẽ sử dụng tốt hơn cho việc lưu trữ thông tin và quét thông tin của máy tìm kiếm. Khai báo thông tin và từ khóa với các máy tìm kiếm.

Sử dụng việc trao đổi link với các website khác: Việc trao đổi liên kết này phải trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và chất lượng tốt thì mới có hiệu quả.

Đưa website vào danh bạ của các website: Danh bạ của các website nổi tiếng và cần thiết nhất là đưa vào hệ thống www.google.com, www.yahoo.com. Hiện nay Google đã không còn khuyến khích việc khai báo vào các danh bạ web do càng về sau chất lượng các danh bạ web không còn chất lượng như trước nữa.

Thu hút người đọc bằng những phương pháp tự nhiên: Google chú trọng vào chất lượng của nội dung website. Và một trong những phương pháp đánh giá đó là lượt truy cập của người dùng. Có rất nhiều tiêu chí để Google đánh giá chất lượng website trong trường hợp này. Như thời gian người ta ở lại một trang web, thao tác lướt [web]…..Nếu lượng truy cập nhiều mà thời gian ở lại website ngắn, thao tác lướt web không tốt thì Google cũng không đánh giá cao nội dung website đó.

Xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp từ khóa: Như đã nói ở trên, một trong những phương pháp đơn giản nhất là xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp với từ khóa. Khi người đọc có những thông tin mới, phong phú mới giữ họ lại lâu với website. Đó chính là điều Google đánh giá cao.

Cũng giống như các phương pháp truyền thông khác. Tùy vào tình huống mà có nên sử dụng SEO hay không? Không phải cứ nhất thiết thực hiện SEO là sẽ thành công. Do SEO cần một thời gian rất dài nên nó không phù hợp với các mục đích truyền thông ngắn gọn.

Một số bài viết hay nên đọc khi tìm hiểu về khái niệm SEO là gì

Học gì để trở thành một chuyên gia SEO

Biệt đội Chuyên gia SEO

Với lợi ích vô tận mà SEO mang lại cho các doanh nghiệp thì ngày nay SEO là một ngành công nghiệp khá nóng bỏng, nó đã và đang tiếp tục lôi cuốn rất nhiều các cá nhân, tập thể đặc biệt là với gần như tất cả các lĩnh vực liên quan tới kinh doanh vào với vòng xoáy của nó.

Với danh nghĩa là chuyên gia SEO của VietMoz cùng với mong muốn được đào tạo ra những con người có được khả năng làm việc hiệu quả, cống hiến vì xã hội, đặt lợi ích của mình phía sau sự thỏa mãn của cộng đồng người dùng. Tôi xin được chia sẻ quan điểm của mình tới các bạn học viên và những người có xu hướng muốn học SEO, có mong muốn trở thành một chuyên gia SEO thực thụ.

Trước tiên, tôi muốn dành cho bạn một vài câu hỏi khi bạn là người đang có ý định học SEO, muốn được đào tạo SEO:

  1. Bạn đã xác định vì sao mình học SEO?
  2. Trong thâm tâm bạn có thực sự yêu thích SEO?
  3. Khi đã biết SEO thì mục tiêu bạn muốn đạt đến là gì?

Trên đây là một vài câu hỏi trong số hệ thống các câu hỏi khảo sát mà tôi thường đặt ra cho các học viên của mình trước khi bắt tay vào việc đào tạo cho họ, tôi luôn mong muốn một điều là mình đào tạo ra những SEOer chân chính, những người hướng tới một chuyên gia chứ không đào tạo ra những người làm ra những điều vô giá trị cho cộng đồng cũng như lừa gạt bộ máy tìm kiếm, các Spammer.

Trên website SEOmoz.com, một trong những website về SEO nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, Rand Fishkin (CEO & Co-Founder) có đưa ra bài viết nói về các cấp bậc của những người làm SEO. Tôi xin trích dẫn bài dịch tiếng Việt của anh babywolf về các cấp bậc của SEOer để các bạn tiện theo dõi:

Level 1: Bối rối (Confused)

Ở level này giống như bạn chưa biết được các thủ thuật SEO và các kiến thức SEO. Bạn chỉ mới biết về SEO từ việc nghe những người khác nói về nó một cách rất chung chung theo kiểu “SEO là thủ thuật để tối ưu hóa website nhằm đưa website lên bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…”.

Ngoài ra, bạn cũng không biết được rằng mình cần phải làm gì để website của mình có thứ hạng cao trên Google. Những kiến thức cơ bản như thẻ meta hay thẻ title và các thẻ html sẽ gây cho bạn những thắc mắc nên ứng dụng nó như thế nào.

Khi đó bạn sẽ lên mạng tìm hiểu và gặp những lời quảng cáo như việc trả tiền để submit vào các bộ máy tìm kiếm và xem đó là lời khuyên tốt nhất. Trước đây khi tư vấn SEO cho khách hàng cũng gặp nhiều khách hàng hiểu SEO như thế này, đối với họ SEO chỉ đơn giản là việc submit vào các bộ máy tìm kiếm và gõ tên miền của mình thì thấy mình nằm top Google là đủ.

Level 2: Tìm hiểu về SEO (Learning)

Ở level này bạn vẫn chưa biết nhiều về SEO và bạn đi tham dự các hội nghị về SEO hay các cuộc offline của các nhóm SEO. Ở Việt Nam mình so với nước ngoài hơi khác chút, theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin đây là những người lần đầu tiên tham dự SES (Search Engine Strategy conference). Đây là những hội nghị chuyên đề về việc marketing qua các cỗ máy tìm kiếm và SEO. Thông thường những đối tượng ở level này sẽ hay dùng Google Adwords hay mua quảng cáo của Yahoo nhưng cũng không mấy quan tâm lắm.

Level 3: Bắt đầu học SEO (Novice)

Ở level này bạn bắt đầu đọc các tài liệu về SEO cơ bản, tuy nhiên nếu bạn quan tâm và nghiêm túc hơn thì các tài liệu này cũng đủ giúp bạn đạt level 4 kế tiếp. Người ở level này sẽ biết được những yếu tố cơ bản như clean URL (những URL được rewrite gọn gàng, clean URL chưa hẳn là Friendly URL), liên kết nội bộ, thẻ tiêu đề là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trên các cỗ máy tìm kiếm.

Ngoài ra, người ở level này hiểu được cơ bản yếu tố liên kết (links) ảnh hưởng đến thứ hạng. Cũng vì vậy mà những bạn ở level này hay bị mắc kẹt với việc dùng Google PageRank Toolbar làm một đơn vị đo lường chính. Cái này tôi thấy khá nhiều người làm SEO ở Việt Nam hiện nay cũng đang mắc phải. Xem ra người ở level này có lẽ khá nhiều.

Level 4: Người mới làm SEO (SEO newbie)

Tôi tạm dịch level này là Người mới làm SEO, lúc này có thể nói bạn đã bắt đầu gia nhập vào làng SEO. Ở level này bạn là người đã bắt đầu có những kiến thức sâu hơn và thu thập được kinh nghiệm về làm SEO. Bạn bắt đầu biết được tầm quan trọng của meta description như thế nào, biết cách tối ưu hóa một website thân thiện với với các bộ máy tìm kiếm. Bạn có thể biết được rằng những liên kết nào tốt hay xấu trong SEO, những yếu tố cơ bản về xếp hạng các website ở các từ khóa có cạnh tranh thấp, và bạn đã bắt đầu có thể đạt được thành tựu trong việc làm SEO với những từ khóa dễ, ít cạnh tranh…

Level 5: Người làm SEO chuyên nghiệp (SEO Professional)

Ở level này bạn bắt đầu có đủ kiến thức để có thể hỗ trợ và phân tích giúp người khác ở nhiều khía cạnh. Có kỹ năng phân tích từ khóa tốt hơn và bấy giờ việc này đối với bạn như là một công việc khá đơn giản, bạn có một nền tảng tốt đủ để cạnh tranh ở các từ khóa có thể được xem là khó. Theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin thì 301 redirect lúc này sẽ là người bạn mới tốt nhất của bạn. Người ở level này đủ khả năng để sửa chữa được các lỗi gặp phải trong SEO. Nhìn chung ở level này bạn đã có thể được xem là những đối thủ đáng gờm của các level cao hơn, bởi vì việc đạt được thành tích cụ thể nào đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Level 6: Chuyên gia SEO (Master SEO)

Người ở level này có kiến thức về SEO rộng và dày dặn kinh nghiệm, bạn đọc trung bình từ 10 đến 20 bài viết về SEO mỗi ngày. SEO lúc này giống như cuộc sống của bạn, bạn nhận biết được những thay đổi của các bộ máy tìm kiếm về thuật toán ảnh hưởng như thế nào hay những hình thức SPAM nào vẫn còn hiệu quả đối với bộ máy tìm kiếm. Bạn dễ dàng khắc phục được các hình phạt của các bộ máy tìm kiếm và các vấn đề khó khăn khác. Đối với các lĩnh vực hay làm SEO với các từ khóa ít cạnh tranh bạn sẽ thống trị được khá dễ dàng.

Level 7: Dark Lord of Search

Cái chữ Dark Lord of Search này tôi tạm dịch cho phù hợp với Việt Nam theo cách nôm na gọi là “những ông trùm về SEO” cho dễ hiểu. Người ở level này được Rand Fishkin xếp vào khá ít, tóm lại là những người có tiếng tăm hay là những người lão làng trong cộng đồng SEO. Người ở level này thường hay có blog cá nhân riêng của mình và thường là những chuyên gia hay diễn thuyết trong các hội nghị về SEO. Những người này biết được chính xác việc đặt link ở đâu là tốt nhất hay tạo ra những trang web đủ sức tạo nên một nguồn dư luận, và có đủ mối quan hệ để thực hiện hầu như bất kỳ chiến dịch nào (tất nhiên là trong trường hợp giả định họ có đủ động lực và tiềm lực tài chính để thực hiện).

Level 8: Johns, Naylor, Boser & Ballie

Đây là 4 người duy nhất mà Rand Fishkin xếp vào level 8, tạm xem là đẳng cấp ngoại hạng (ít nhất là tính đến thời điểm mà Rand Fishkin viết bài này vào 08/2006).

Theo Rand Fishkin thì những người này không chỉ có kiến thức sâu rộng về các bộ máy tìm kiếm mà đối với họ việc lập trình, marketing hay làm kinh doanh là nắm vững trong lòng bàn tay. Bạn chỉ cần đưa ra cho họ một vấn đề nào đó họ sẽ cung cấp cho bạn ngay hàng chục giải pháp và những vấn đề bạn đang mắc phải mà chưa hề nghĩ đến. Họ có thể optimize vài website trong lĩnh vực nào đó với thứ hạng cao. Nhìn chung họ được Rand Fishkin xem là những người good nhất trong lĩnh vực này.

Thực ra với SEO mà nói thì không có một quy tắc cụ thể và chính xác nào cho việc xác định cấp bậc trong SEO, tuy nhiên trong bài viết của Rand thì có thể gom lại thành các nhóm chung chung, những cấp bậc được đưa ra ở đây có thể không phù hợp với quan điểm của bạn nhưng cũng phần nào định hình được các cấp bậc của những người làm SEO trong một mức độ nào đó.

Trong số các cấp bậc trên, bạn có thể định vị để biết được mình đang nằm ở cấp bậc nào? Kế tiếp bạn xem xét những cấp bậc tiếp theo cần những tiêu chí hay yếu tố nào để xây dựng những chiến lược phù hợp để đạt tới nó? Bạn hãy phấn đấu và rèn luyện bản thân.

Ngoài ra, có khả năng bạn đang nằm ở cấp bậc nào đó nhưng lại thiếu một vài tiêu chí ở level thấp hơn. Như vậy có nghĩa là bạn cũng cần phải bổ sung các kiến thức để phù hợp đạt được level đó. Bởi vì một khi bạn bị hổng những kiến thức nền tảng cũng là một khó khăn không nhỏ hay sẽ tốn thời gian hơn để bạn đi tiếp được các level tiếp theo.

Dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ những kiến thức thiết yếu để cho bạn tìm hiểu và hướng tới một chuyên gia SEO.

Đọc các tài liệu hướng dẫn học SEO cơ bản

Tuyển tập Ebook SEO

Nếu bạn là một người chưa từng biết gì về SEO thì cần xem qua các tài liệu SEO cơ bản, Google cũng có cung cấp tài liệu SEO cơ bản dành cho người mới bắt đầu và sau đây là một số tài liệu cơ bản khác dành cho bạn:

Có thể bạn là một người đã biết làm SEO cơ bản, tuy nhiên nếu bạn chưa từng đọc các tài liệu này thì cũng nên dành ít thời gian xem qua. Biết đâu bạn đang thiếu kiến thức cơ bản nào đó mà không biết.

Đọc ebook về SEO

Hãy bỏ ra thời gian để đọc ebook SEO, việc này sẽ giúp bạn hiểu nhiều về SEO. Một số ebook SEO hay bạn có thể tham khảo:

Học SEO qua Blog & Forum

Học SEO qua Blog & Forum cũng là một cách rất tốt giúp bạn nâng cao kỹ năng SEO của mình. Bởi vì các nhà cung cấp Search Engine thường không công bố các tiêu chí sắp xếp thứ hạng tìm kiếm mà đa phần các kiến thức SEO dựa vào những thử nghiệm, suy đoán và kinh nghiệm của người nghiên cứu SEO hay các chuyên gia SEO. Tham gia các diễn đàn sẽ giúp cho bạn có cái nhìn từ nhiều phía hơn về một nhận định hay một tiêu chí để giúp cho bạn học SEO tốt hơn.

Forum SEO

Một số forum về SEO tại Việt Nam

  • vnwebmaster.com
  • thegioiseo.com
  • forum.idichvuseo.com
  • quangbaweb.edu.vn

Một số forum về SEO trên thế giới

  • Moz.com
  • Searchengineland
  • SEO Book
  • Searchenginewatch
  • Search Engine Journa
  • Search Engine Roundtable

Trải nghiệm kỹ thuật SEO của chính mình

“Học phải đi đôi với hành“. nếu bạn chỉ đọc lý thuyết mà không có thực hành sẽ rất khó để trở thành một chuyên gia SEO. Để trở thành một chuyên gia SEO bạn cần phải liên tục có những thực hành những kiến thức SEO bạn học được thậm chí dành thời gian để thử nghiệm các phương pháp SEO của riêng bạn. Kiến thức SEO luôn đổi mới và bạn cần cập nhật liên tục.

Trước khi bắt tay vào SEO các từ khóa khó, bạn nên chọn các từ khóa dễ trên blog cá nhân để trải nghiệm quá trình SEO từ khóa. Khi bạn nắm rõ và hiểu được quy trình SEO một từ khóa dễ bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong các dự án khó hơn.

Trải nghiệm SEO

Tự học về lập trình website

Để trở thành một chuyên gia SEO thực thụ bạn cần có những kiến thức về lập trình website, bạn cần tạo những trang web cho riêng mình nhằm mục đích phục vụ quá trình xây dựng hệ thống cho dự án của mình. Ngoài ra quá trình tìm hiểu về lập trình web sẽ giúp bạn hiểu về website của mình nhiều hơn, và có thể tự tùy chỉnh trang web theo ý của mình.

Tham gia các hội thảo và sự kiện về SEO

Các hội thảo SEO tại VietMoz

Việc tham gia các hội thảo và sự kiện về SEO sẽ giúp cho bạn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức từ các chuyên gia SEO. Ngoài ra, bạn còn có thể giao lưu và làm quen với cộng đồng làm SEO để cùng trao đổi và chia sẽ kiến thức hay học hỏi thêm. Mặt khác, các hội thảo cũng thường hay cung cấp những kiến thức hay những vấn đề mới, những vấn đề mang tính thời sự. Đây là một cách mà bạn cũng không nên bỏ qua.

Hiện tại ở Hà Nội nói riêng thì chỉ có cộng đồng SEO VietMoz và cộng đồng iSEO là thường xuyên tổ chức các buổi Offline về SEO, các bạn có thể theo dõi thông tin về các buổi Offline tại các Group riêng, hoặc đơn giản hơn các bạn chỉ cần follow theo Facebook của tôi  để được cập nhật thông tin về các buổi Offline.

Tham gia khóa học đào tạo SEO

Bạn có thể tự học SEO tuy nhiên sẽ phải mất 1 thời gian dài để tự tìm hiểu và trải nghiệm. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian bạn có thể tham gia một khóa học SEO ngắn hạn. Thông thường, các khóa học ở các trung tâm đào tạo SEO cũng sẽ giúp cho bạn rất nhiều vì bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản hơn và làm nền tảng cho bạn trong việc phát triển các kỹ năng và kiến thức SEO cho mình.

Khóa học SEO tại VietMoz

Tham khảo nội dung khóa học SEO của VietMoz tại đây:
http://vietmoz.edu.vn/khoa-hoc-seo-tieu-chuan/

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của tôi để trả lời cho câu hỏi của các bạn thường xuyên thắc mắc về việc muốn giỏi SEO cần phải học những gì. Ngoài ra còn một số kiến thức khác bạn cần phải tìm hiểu thêm như các kỹ thuật viết bài, trau dồi kiến thức về internet Marketing…

Rất mong nhận được những góp ý phản hồi của các bạn để bài viết được đầy đủ hơn. Chúc các bạn sớm trở thành các chuyên gia SEO.

TOP 5 phương pháp SEO 2013 của tôi và dự đoán SEO 2014

Như các bạn đã biết sau sự trỗi dậy của Google Panda và Google Penguin – thì không có gì là đáng ngạc nhiên khi mục tiêu chính của Google là tập trung vào việc dọn dẹp Internet, đặc biệt họ nhắm mục tiêu đến các Spammer và những cách thức tiêu cực của họ. Vậy, xu hướng SEO hiện tại là gì? Và điều gì sẽ xảy ra trong năm 2014? Tôi sẽ đưa ra 5 lời khuyên và dự đoán hiện đang giúp trang web của tôi có thứ hạng cao và ổn định trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, lưu ý rằng những lời khuyên và dự đoán dưới đây chỉ dựa trên các chiến thuật của các SEO mũ trắng.
Tạo nội dung có chiêu sâu

Tạo nội dung chất lượng có chiều sâu

Bạn sẽ không cảm thấy hứng thú khi có đọc những bài viết chỉ cung cấp một ít thông tin sơ sài liên quan tới vấn đề bạn đang quan tâm đúng không? Tôi luôn tin rằng nội dung cần phải có chiều sâucó điểm nhấn đặc biệt. Khi người dùng đọc một thông tin gì đó, họ chắc chắn muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa, tìm hiểu thêm các thông tin liên quan để giúp họ nắm được thật rõ chủ để mà họ đang quan tâm. Và tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số cách giúp tôi có thể phân biệt được sự khác nhau giữa một bài viết hay và một bài viết chưa tốt.

Thế nào là một bài viết chưa tốt?

Một bài viết không quá 500 từ và thường không có ý nghĩa. Những bài viết này thường không cung cấp đủ thông tin cho người dùng và vì thế nên họ vẫn chưa hài lòng với tìm kiếm của mình. Điều này có nghĩa là họ sẽ quay lại trang kết quả tìm kiếm tương tự, tìm kiếm một trang web khác để tìm hiểu, hoặc là họ sẽ thực hiện một truy vấn tìm kiếm khác dẫn đến câu trả lời khác.
Thế nào là một bài viết hay

Một bài viết hay sẽ như thế nào?

Một bài viết hay có dung lượng trong khoảng 800 từ trở lên và nội dung có chiều sâu, chi tiết phù hợp với chủ đề. Những bài viết cung cấp nội dung chất lượng cao cho người sử dụng này sẽ được thưởng có các chủ đề hấp dẫn và có độ sâu nhất định. Những bài viết dài hay các bài viết có dung lượng khoảng 1000 từ trở lên có khả năng cung cấp quan điểm, ý kiến, thủ thuật hoặc hướng dẫn về một chủ đề nào đó. Với nhiều loại nội dung khác nhau, cho dù đó là một bài viết, video, hình ảnh hoặc infographic, bạn cũng đã đa dạng hóa chiến lược nội dung của chính mình.

Với nhiều loại nội dung như thế, thì kết quả hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm về bạn sẽ đa dạng, chẳng hạn như hình ảnh, video, các file pdf, và thậm chí là cả hình ảnh tác giả. Đó là lí do tại sao khi bạn đa dạng hóa chiến lược nội dung của mình thì các traffic (lượng truy cập) sẽ đến với bạn theo nhiều cách khác nhau. Sự khác biệt giữa một bài viết hay và một bài viết chưa tốt nên là sự khác biệt của việc xem xét xem có nên đăng nó hay là không. Nếu bạn không có chủ đề nào để nói, thì tốt nhất là bạn nên nghiên cứu và tìm hiểu về chủ đề mà đối tượng của bạn thật sự quan tâm, và đưa ra ý kiến cá nhân của bản thân mình về điều đó.

Tốt hơn bạn nên tiếp cận đối tượng của mình bằng cách tham gia vào các chủ đề đang được quan tâm, chẳng hạn như các xu hướng SEO hiện tại và xu hướng truyền thông xã hội của năm 2014 sắp tới. Điểm mấu chốt chính là tạo nội dung thu hút sự tham gia, và đối tượng của bạn sẽ muốn tìm hiểu về nó, họ sẽ đọc nó và cảm thấy mình thỏa mãn, không còn bất kì thắc mắc nào nữa.

Thiết kế website đẹp

Ảnh hưởng của một số yếu tố thiết kế web

Không ai muốn đọc một bài viết hay trên một trang web có thiết kế quá tệ. Bạn có trung bình khoảng 7 giây để thu hút được sự chú ý của người dùng khi họ click truy cập trang web của bạn, đó là lí do tại sao việc tìm kiếm một trang web hay với nội dung có nhiều dữ liệu bổ ích là một việc rất quan trọng. Xét theo khía cạnh khác mà nói, một trang web có giao diện thu hút người đọc nhưng nội dung không có chiều sâu sẽ khiến người sử dụng không thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của mình. Kết hợp xu hướng thiết kế web thân thiện với người đọc vào trang web của bạn, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận đối tượng của mình.

Màu sắc trang web đóng vai trò quan trọng

Màu sắc nào sẽ thu hút khán giả của bạn tốt nhất? Bạn nên nghiên cứu đối tượng mục tiêu của mình, độ tuổi của họ theo nhân khẩu học, và bất kì thứ gì có liên qua tốt nhất đến màu sắc. Điều này sẽ giúp tăng chuyển đổi trên thiết kế của bạn.

Màu sắc của trang web

Thiết kế đáp ứng điện thoại di động

Năm 2014 sẽ có sự thay đổi trong việc tìm kiếm bằng các thiết bị điện thoại di động so với bằng desktop như trước đây. Dự đoán này dựa trên số lượng các thiết bị di động được bán ra mỗi ngày trên toàn thế giới. Vì con người ngày càng chuyên nghiệp hơn trong công nghệ, nên việc tìm kiếm câu trả lời cho mọi thứ lại càng trở nên dễ dàng hơn. Vậy nên, nếu bạn không có thiết kế hoặc vẫn chưa bắt đầu thực hiện việc thiết kế đáp ứng cho di động, thì rất có nhiều khả năng bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và mất khả năng chuyển đổi dịch vụ.

Tín hiệu truyền thông xã hội

Với sự gia tăng của truyền thông xã hội, thì việc chúng xuất hiện ở vị trí thứ ba trong thủ thuật và dự đoán SEO của chúng tôi không có gì là lạ. Nếu bạn không có Facebook, Twitter, Pinterest, LinkedIn, Google+, Tumblr, Flickr, Blogger, hoặc StumbleUpon, tốt hơn bạn nên bắt đầu. Tất cả những trang web truyền thông xã hội này mang lại một số lượng lớn người dùng và cuộc hội thoại. Hội thoại tạo ra sức mạnh di chuyển sự lan truyền và cung cấp chúng ngược lại cho chất lượng trang web.

Tín hiệu truyền thông xã hội

Có rất nhiều cách để phát triển các kênh truyền thông xã hội của bạn, và đây là những cách giúp cho việc tạo ra traffic có liên quan đến trang web của bạn một cách tốt nhất. AuthorRank gắn liền với các tín hiệu xã hội vì nó mang đến hiệu lực cho nội dung của tác giả và khả năng của họ trong việc đòi hỏi quyền lợi cho nội dung của mình. Các quảng cáo truyền thông xã hội là cách rất tuyệt vời cho việc thu hút, tìm hiểu về các đối tượng mới, cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của bạn trong hiện tại.

Đa dạng hóa chiến lược liên kết

Trước đây, hầu hết các website đều có các quảng cáo liên kết văn bản, trao đổi liên kết, hoặc việc mua các liên kết đã từng là những thủ thuật vô cùng tuyệt vời. Nhưng trong thời điểm hiện tại thì những hành động trên không còn hoạt động hiệu quả. Những thủ thuật trên là những tín hiệu đang được Panda và Penguin ráo riết tìm kiếm. Có một số trang web trên mạng tự hào rằng khi bạn tham gia trao đổi của họ, ngay lập tức bạn sẽ được kết nối với hàng trăm, hàng ngàn trang web có liên quan khác. Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng hình phạt các trang web này nhận được chắc chắn không nhẹ nhàng gì.

Đa dạng liên kết

Xây dựng liên kết tự nhiên

Xây dựng liên kết luôn là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch SEO, và nó luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Các liên kết do chúng ta chủ động tạo ra hoặc các liên kết tự nhiên xuất hiện từ việc cung cấp nội dung tốt và người đọc có thể tự chia sẻ giúp chúng ta trên các diễn đàn hoặc blog cá nhân của họ. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều các SEOer đang mắc kẹt với thực tế rằng họ cần các liên kết và các liên kết từ khóa neo văn bản. Ý kiến này hoàn toàn sai lầm. Bạn sẽ tự làm tổn hại mình trước công cụ tìm kiếm. Chắc chắn bạn sẽ có thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức và vượt lên vị trí top, nhưng khi các crawler quay trở lại tìm hiểu sâu về trang web của bạn, và thực hiện đầy đủ việc phân tích các liên kết, thì ngay lập tức sẽ phát hiện ra bạn đang cố tạo ra các liên kết nhằm mục đích thao túng thứ hạng tìm kiếm cho một từ khóa nào đó.

Liên kết nên được đặt ở những nơi cung cấp nhiều nội dung hơn so với việc chỉ đơn giản là có được một “liên kết”. Chúng phải được biên tập và cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng. Bản thân chúng ta thường mở từ 3 đến 4 tab tìm kiếm thêm thông tin về chiến lược liên kết hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến truy vấn tìm kiếm. Đa dạng hóa chiến lược liên kết của bạn bằng cách tạo nội dung dấp dẫn, những nội dung mà mọi người muốn tham khảo và cung cấp các liên kết hữu ích cho người dùng của bạn.

Các tiêu chí cơ bản

Trở lại với các vấn đề cơ bản

Trong khoảng một thời gian dài, các chiến lược SEO chủ yếu tập trung về việc xây dựng liên kết (Backlink), nhưng đã đến lúc bạn quay lại với các vấn đề cơ bản. Thẻ tiêu đề, mô tả meta, dữ liệu meta là tất cả những vấn đề cần phải lưu ý hơn bao giờ hết. Đây là một trong số những yếu tố quan trọng nhất mà khách truy cập nhìn thấy đầu tiên. Phần mô tả này của trang web sẽ cung cấp cho người dùng cái nhìn đầu tiên về trang web.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết để tối ưu các tiêu chí cơ bản qua ebook tự học SEO của VietMoz tại vietmoz.net

Bạn cần phải có một chiến lược cụ thể chẳng hạn như – bạn sẽ tạo ra nội dung có giá trị tuyệt vời như thế nào? Đối tượng mục tiêu của bạn đang ở vị trí nào trên Internet, và làm sao bạn có thể tiếp cận họ? Chiến lược của bạn cần phải được gắn kết chặt chẽ và chuyển tải cùng một thông điệp qua tất cả các kênh khác nhau của tiếp thị kĩ thuật số – SEP, tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing – SMM), chiến dịch email, và quảng cáo PPC.

Hãy theo sát những lời khuyên và dự báo trên cho chiến thuật SEO 2013 – 2014 của bạn, hãy hợp tác với các công cụ tìm kiếm thay vì cố gắng che mắt họ. Các công cụ tìm kiếm sẽ phát hiện ra các cách spam của bạn lúc đó hoàn toàn sẽ không có lợi cho bạn.

Chúc các bạn mạnh khỏe và luôn sáng tạo ra những nội dung có giá trị cao và có nhiều lợi ích cho cộng đồng.

Tri ân thầy cô

Đã qua ngày 20-11 nhưng dư âm của bầu không khí, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Cảm hứng bay bổng nên tôi viết luôn Notes này lại vì sợ nó “bay mất”

Tri ân thầy cô

Gia đình tôi cũng có Thầy giáo đúng nghĩa – người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ:

Read more

Hồ Hoàn Kiếm đẹp lung linh trong giờ trái đất 2013

Ngày 23/3 vừa qua, tại Hồ Hoàn Kiếm diễn ra buổi chào mừng sự kiện giờ trái đất năm 2013. Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát động và khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu toàn cầu. Sáng kiến này kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Được thực hiện đầu tiên vào năm 2007 tại thành phố Sydney với sự tham gia hưởng ứng của hơn 2,2 triệu người. Năm 2009, sự kiện Giờ Trái đất đã đến với Việt Nam và Hà Nội là thành phố tổ chức thành công sự kiện này.

Read more

Quy trình SEO đơn giản

Làm SEO là một quá trình dài gồm nhiều công đoạn với các bước từ thấp đến cao, mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng và là thành tố để có một kết quả SEO bền vững. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài viết: Quy trình làm SEO cơ bản nhằm giúp các bạn bắt đầu quá trình học SEO có cái nhìn tổng thể nhưng chi tiết, qua đó định hướng được công việc làm SEO trong tương lai.

Quy trình SEO đơn giản

I. Làm SEO On-page

1. Xác định đối tượng khách hàng 

  • Xác định dịch vụ cung cấp cho Khách hàng?
  • Xác định được đối tượng tiềm năng hướng đến

2. Nghiên cứu keywords

  • Xác định vị trí địa lý nơi mình cung cấp dịch vụ.
  • Sử dụng google keywords tools để phân tích từ khóa
  • Nghiên cứu 10 đối thủ đang đứng top.
  • Google Suggestion

3. Xây dựng nội dung cho website
Xây dựng cấu trúc bài viết gồm các thẻ meta:

  • Title (H1), description, keywords: Đặt từ khóa quan trọng nằm ở vị trí đầu tiên
  • H2: Tóm tắt nội dụng bài viết, cố gắng đưa từ khóa lên đầu
  • H3: Các đề mục cho từng phần trong nội dung bài viết
  • Thêm hình ảnh, đặt thuộc tính ALT
  • In đậm các từ khóa để làm tăng sự nổi bật từ khóa, từ khóa đầu tiên chèn link trỏ về chính nó, trong bài viết sử dụng các từ có lien quan đến từ khóa để làm tang sự tiệm cận
  • Mật độ từ khóa trong bài viết từ 3-7% so với tổng các số từ (sử dụng add firefox: Search Status).

4. Liên kết nội bộ

  • Sử dụng các từ lien quan trong bài viết.
  • Sử dụng thẻ Tags.
  • Các bài viết lien quan.
  • Chèn keywords dưới footer.

5. Xây dựng cấu trúc website

  • Link thân thiện, tránh những ký tự đặc biết, link bao gồn từ khóa.(abc.com/tu-khoa-can-seo.html)
  • Hạn chế link sâu.
  • Xây dựng site map và file robots.txt

II. Làm SEO Off-Page

1. Submission
Submission website lên các danh bạ website nổi tiếng: Dùng tools Webceo, Directory Submitter v4.

2. Trao đổi liên kết
Trao đổi liên kết với các site có cùng chủ đề, PR cao và các diễn đàn có boot vào nhiều để website có độ index nhanh

3. Tìm kiếm các forums+ website+ wiki để làm tăng độ trust website 

  • Câu lệnh tìm edu+gov : Site : edu(Gov).
  • Tìm kiếm forums edu(gov) :Site:edu(gov) inurl: forum(diendan)
  • Tìm kiếm các nội dung lien quan trong site abc.com: Site: abc.com “nội dụng liên quan”.
  • Sử dụng tools SEO Nhất Việt PRO để tìm kiếm các link forums đứng top từ khóa mình seo.
  • Wikikiller*** để edit wiki

 

III. Làm SEO sử dụng google tools and google analytics

  1. Sử dụng google tools để check backlink, theo dõi nguồn backlink của website. Submit sitemap
  2. Sử dụng google để thống lê truy cập và theo dõi nguồn truy cập

IV. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu nguồn backlink đối thủ. Sử dụng tools http://www.opensiteexplorer.org/ và SEO PowerSuite

9 cách tối ưu hóa AuthorRank – cần chú ý đến con người, không phải là các không gian Metric

Nội dung tiếp thị và authorship (tác quyền) là vô cùng quan trọng trong SEO. Nhưng có một điều mà các SEOer thường bỏ qua trong nội dung tiếp thị và tìm kiếm nói chung, đó chính là tầm quan trọng của con người.

Tại sao con người lại quan trọng như thế?
SEO, mà đặc biệt là các liên kết xây dựng đã phát triển, từ lâu đã không còn là một trường hợp của việc tìm kiếm danh sách các thư mục, bài viết, blog, và các diễn đàn nói chung. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc phân tích các liên kết cạnh tranh biến mất đi.
Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Hẳn các nhà quản trị website không hề muốn tập trung thời gian quý báu của mình xung quanh các liên kết xây dựng có chất lượng thấp.
Nhưng họ vẫn có thể học hỏi được nhiều điều từ chiến lược phân tích của các đối thủ cạnh tranh. Họ chỉ cần tìm kiếm chất lượng thay vì số lượng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tìm kiếm một danh sách các cơ hội phương tiện truyền thông, các trang web đặt blog, ý tưởng nội dung sáng tạo, vv ..
Tuy nhiên, có một điều thường quên là …
Người chia sẻ nội dung
Nếu bạn đang tạo ra một liên kết – điều đó có nghĩa rằng một người nào đó, hay một trang web nào đó đã từng truy cập vào link này một cách tình cờ – thường là vì họ thích nó (hoặc có ấn tượng không tốt). Hãy nhớ rằng mọi người thường chia sẻ nội dung thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, tuy nhiên, điều này thường trái ngược với link và blog – những phương tiện truyền thông đặc biệt mà thông thường các nội dung được chia sẻ thường nhắm mục tiêu tới những khán giả đặc biệt.
Người liên kết với nội dung
Sau Penguin, bạn thực sự cần xem xét việc mua lại các liên kết. Do đó, hãy quan tâm việc thiết lập nội dung đến khách hàng trước, chứ không phải trên trang web. Một lời khuyên hữu ích đó chính là, các bạn nên làm quen với tác giả và các writer của họ – vì đây là những người thực sự có thể giúp bạn truyền tải nội dung của mình đến với những khách hàng tiềm năng.
Con người tin tưởng nhau, chứ không phải là thương hiệu
Mọi người đều ưa chuộng cách tiếp cận cá nhân, đặc biệt là khi họ đang trực tuyến. Vì vậy, hãy cố gắng xây dựng một thương hiệu cá nhân – nơi khiến mọi người tin tưởng và tiếp cận. Mọi người sẽ đánh giá cao điều này nhiều hơn nếu họ biết người đứng đằng sau nội dung này là ai – trái lại, các tài khoản xã hội công ty thường thiếu các chi tiết liên lạc cá nhân.
Google không thể bỏ qua con người/ tín hiệu xã hội
Xã hội là một mối liên hệ mạnh mẽ và vô cùng quan trọng đối với thứ hạng tìm kiếm – biểu đồ trên hình là minh chứng rõ nhất cho điều này – và khi đánh giá giá trị của nội dung, Google không thể bỏ qua nó. Người sử dụng có thói quen chia sẻ nội dung trực tuyến thông qua mạng xã hội hơn so với các chia sẻ link hay blog về nó.
Vì vậy, khi Google công khai thừa nhận rằng nếu xã hội không phải là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp vào lúc này thì đó là một mối đe dọa lớn cho công ty!
Và Google đang quyết tâm thực hiện công tác xã hội – nhiều đến nỗi tiền thưởng nhân viên của họ gắn liền với sự thành công của nó.
Làm thế nào các SEOer có thể tạo đòn bẩy giữa Tác quyền & Xã hội
1. Tích cực tìm kiếm những writer xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp của bạn: Sử dụng các công cụ như Linkdex để xác định các writer xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp của bạn. Bằng cách đó các quản trị web có thể xác định những ai muốn liên kết với trang web của họ và bắt đầu thiết lập các mối quan hệ.
2. Xuất hiện trên radar của họ: Tìm ra các trang web truyền thông xã hội họ sử dụng và sau đó chia sẻ nội dung và kết nối với họ – chỉ cần không quá nhiệt tình! Chỉ cần đủ để xuất hiện trên radar của họ và bạn sẽ có thể tự tạo thêm giá trị cho mình khi trò chuyện với họ.
3. Cho họ một lý do chính đáng để liên kết với bạn: Phân tích nội dung mà họ viết, tìm ra những người mà họ thường liên kết, khám phá ra điều họ quan tâm và như thế là bạn đã tạo được ấn tượng với họ. Sau đó, khi bạn đã có thông tin về các khía cạnh này, hãy miêu tả về nó.
4. Gặp họ: Một lần nữa, đa số mọi người lại bỏ qua chi tiết khá quan trọng này. Ví dụ, nếu bạn đang muốn thu hút sự chú ý từ các blogger hàng đầu London. Bước đầu tiên là các bạn nên xây dựng mối quan hệ trực tuyến – nhưng cách tốt nhất để tăng cường liên lạc đó chính là sẽ thực sự gặp mặt họ sau này. Vì vậy, hãy dành 20 phút để dùng chung với họ một tách cà phê – đó là một hành động thông minh và được đánh giá cao mà không hề làm tốn nhiều thời gian của bạn. Nếu bạn có ý định gặp một số người – hãy tìm hiểu về các sự kiện sắp tới mà họ tham gia. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm được một số kiến thức quan trọng mà không mất đi bất kì điều gì bất lợi.
5. Thuê tác giả, chứ không phải các copy writer: đây là một điểm cực kỳ quan trọng – vì Google chắc chắn sẽ muốn xếp hạng nội dung dựa trên uy tín và sự tin cậy của một tác giả.
6. Tận dụng địa chỉ liên lạc của họ và các mạng xã hội: Nếu bạn thuê một writer chuyên nghiệp trong một số trường hợp đặc biệt, bạn sẽ không chỉ được hưởng lợi từ kỹ năng viết của họ. Mà họ còn có thể tận dụng, giúp đỡ các bạn trong quá trình truyền bá thông điệp của mình thông qua các đối tượng có liên quan, chẳng hạn như thông qua mạng lưới bạn bè và địa chỉ liên lạc. Cho dù bằng cách thúc đẩy truyền thông xã hội, tiếp cận cộng đồng blogger, hoặc phương pháp truyền miệng truyền thống gì đi chăng nữa, thì đây cũng là những điều lớn lao mà các writer hàng đầu có thể mở ra cho bạn.
7. Xây dựng lượng khán giả bằng cách tận dụng các website lớn hơn: Một chiến thuật thường bị bỏ qua đó chính là giá trị thúc đẩy khán giả. Nếu bạn đã có một thương hiệu blog, ngay cả khi bạn là một thương hiệu lớn – bạn vẫn sẽ phải đấu tranh tích cực để xây dựng một lượng khán giả mục tiêu. Nó sẽ mất rất nhiều thời gian và nỗ lực – vậy tại sao không khai thác vào lượng khán giả tại các trang cộng đồng lớn hơn đã thành công trước đó?
8. Hãy nhớ rằng, nội dung không chỉ là văn bản: Đừng chỉ tạo ra các bản sao văn bản – hãy nhìn vào các cơ hội khác nhau để nhắm mục tiêu tới đối tượng cần thiết. Điều này có nghĩa là các SEO có thể tận dụng infographics hoặc tương tác HTML5, sản xuất video, các trang trắng, sách điện tử, v..v… Về cơ bản, hãy nghĩ ra nhiều cách khác nhau để biến các câu chuyện thương hiệu trở nên sáng tạo và thú vị hơn khi chia sẻ trực tuyến.
9. Đừng quên đánh dấu tất cả: Tác quyền rõ ràng là quan trọng khi đã tác động đến CTR và các tìm kiếm cá nhân. Với hi vọng có một kết quả tốt trong bảng xếp hạng AuthorRank trong vòng 6-12 tháng tới, các quản trị web nên tập trung vào tất cả các điều trên, nhưng không nên bỏ lỡ bước cuối cùng của việc đảm bảo tất cả liên kết được gắn vào tài khoản Google+ của mình. Hành động này với mục đích chính là tối đa hóa tiềm năng từ hồ sơ cá nhân của bạn.
Tác giả khác với copyriter – và càng quan trọng hơn với Google
Với các tác giả, nó không chỉ là về kỹ năng viết của một cá nhân – mà còn là hồ sơ cá nhân xã hội của họ (đặc biệt là Google+).
Google muốn biết tất cả mọi thứ về người đứng sau các văn bản, để đánh giá chất lượng bài viết của các tác giả, cũng như các trang web xuất bản. Vì vậy, hãy nhớ rằng việc xây dựng, thiết lập đọc giả tiềm năng/ mục tiêu là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị nội dung của bạn – cũng như tạo ra nội dung tuyệt vời!
Bạn có chắc rằng bạn đã thực hiện tất cả những điều trên cho Google Authorship chưa?